Trận địa cọc, lồng bè người nuôi hàu cài cắm khắp lòng sông
Tình trạng nuôi hàu tự phát, không theo quy hoạch diễn ra nhiều năm qua tại xã An Hòa (huyện Quỳnh Lưu) và một số phường ở thị xã Hoàng Mai (Nghệ An). Người dân xác nhận trước đây, việc nuôi hàu thực hiện với quy mô nhỏ lẻ, nhưng thời gian qua, số hộ nuôi tăng lên.
Để nuôi hàu, người dân dùng cọc tre hoặc bê tông đóng xuống sông, sau đó treo các loại lốp xe cũ cho hàu bám vào.
Tình trạng nuôi hàu bằng lồng bè trên sông ở xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu (Ảnh: Ngọc Phan).
Việc nuôi hàu trên các luồng lạch, dòng sông giúp người dân địa phương có thêm nguồn thu nhập. Tuy nhiên, các lồng bè, bãi cọc nuôi hàu trái phép đã lấn chiếm luồng lạch, dòng sông, cản trở dòng chảy, gây ô nhiễm môi trường, gây khó khăn cho tàu thuyền mỗi khi vào nơi trú ẩn tránh bão.
Ông Hồ Anh Dũng, Chủ tịch UBND xã An Hòa (huyện Quỳnh Lưu), cho biết, hiện nay trên sông Hàu có khoảng 50 hộ nuôi kéo dài khoảng 1km,shbet88 đã gây ảnh hưởng đến việc đi lại của tàu thuyền.
"Chính quyền đang nỗ lực vận động người dân tháo dỡ, Tài xỉu go88 di chuyển lồng bè nuôi hàu trên sông qua địa bàn khác. Tuy nhiên, tải game bài tiến lên việc này cần thời gian để vận động người dân tự nguyện sắp xếp vì liên quan nhiều vấn đề như kinh tế, tải go88 đời sống và khả năng chuyển đổi nghề của người dân", go88 play ông Dũng nói.
Những cọc tre mọc lên làm ảnh hưởng đến di chuyển của các phương tiện tàu thuyền khi vào bờ ở xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu (Ảnh: Ngọc Phan).
Tại thị xã Hoàng Mai, cửa biển Lạch Cờn là nơi sông Mai Giang đổ ra biển, nơi ra vào của hàng trăm tàu thuyền đánh cá neo đậu tránh trú bão. Khu vực hiện cũng bị bủa vây bởi "trận địa" cọc nuôi hàu tràn lan trên sông.
Theo ghi nhận,go88 play dọc bờ sông Mai Giang từ phường Mai Hùng đến cửa biển Lạch Cờn có hàng trăm bè mảng kết bằng tre, cọc đóng chi chít. Từ bờ Bắc sang bờ Nam dài hàng chục mét xuất hiện nhiều giàn tre nuôi hàu phủ kín quá 1/3 lòng sông.
Nhìn từ xa, hàng trăm bè mảng, bãi cọc tre đóng dày đặc trên mặt nước, hai bên bờ. Lúc thủy triều xuống, bãi cọc lộ ra nhìn như những bãi chông. Khi thủy triều lên, đám cọc chìm trong nước, trở thành cái "bẫy" đối với tàu thuyền ra vào.
Theo thống kê của thị xã Hoàng Mai, địa bàn có hơn 200 hộ nuôi hàu trên sông Mai Giang. Người dân đa phần nuôi tự phát, có vài chục hộ thực hiện theo các dự án tài trợ nghiên cứu sinh kế.
Trước đây chính quyền cho phép người dân nuôi hàu để phát triển kinh tế song việc chiếm dụng lòng sông được xác định là trái phép. Bè mảng, cọc tre làm thay đổi dòng chảy, gây khó khăn trong việc phòng, chống bão lụt và cản trở tàu thuyền ra vào tránh trú.
Cửa biển Lạch Cờn (phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai) bị bủa vây bởi những lồng bè, bãi cọc nuôi hàu tràn lan (Ảnh: Ngọc Phan).
Một số người dân phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai cho biết, thời gian qua chính quyền địa phương đã vận động, tuyên truyền, tháo dỡ bè nuôi hàu trên các luồng lạch. Tuy nhiên, nghề nuôi hàu đã gắn bó với nhiều hộ dân từ hàng chục năm qua, nếu tháo dỡ, người dân chưa biết làm công việc gì.
Ông Vũ Khánh Ngọc, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thị xã Hoàng Mai, thông tin: "Chúng tôi đang lập kế hoạch, lên phương án để xử lý tình trạng nuôi hàu trái phép. Thực tế, việc nuôi hàu đã tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương lâu nay.
Vấn đề nan giải là hiện chưa có cơ chế tạo công ăn việc làm, sinh kế mới cho những người. Chúng tôi mới dừng ở việc vận động người dân tự tháo dỡ những phần vi phạm".